Vitamin là gì

Vitamin là gì? Vai trò của vitamin với sức khỏe

Dù không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong bộ máy cơ thể con người. Vì thế, nếu cơ thể thiếu vitamin thì sẽ không khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Vậy vitamin là gì, có vai trò như thế nào? Hãy cùng backyardjungle.org giải đáp chi tiết thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

I. Vitamin là gì?

Vitamin có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người

Vitamin là những loại hợp chất hữu cơ cần thiết nhưng cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ từ thực phẩm ăn uống hàng ngày. Nguyên nhân bởi vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp các loại vitamin mà cơ thể cần.

Vitamin có vai trò rất quan tọng đối với sự phát triển của cơ cơ thể, nó giúp củng cố hệ miễn dịch có thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bổ vitamin với liều cao, vượt mức khuyến cáo có thể gây ra tình trạng rối loạn hoạt động và nguy cơ tử vong.

Dựa vào tính chất của vitamin mà chúng được chia thành 2 nhóm là vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo.

  • Vitamin tan trong nước bao gồm vitamin C, các loại nhóm B. Do tính chất tan trong nước nên chúng tồn tại trong máu, các chất lỏng dạng nước khác mà không được lưu trữ trong mô. Nhóm vitamin này được cơ thể bài tiết thông qua nước tiểu. Vì thế, cần phải bổ sung nhóm vitamin tan trong nước hàng ngày để có được sức khỏe tốt nhất.
  • Vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E, K. Do tính chất tan trong chất béo nên chúng được lữu trữ trong mỡ của cơ thể và gan. Nhóm vitamin này có thể tồn tại trong cơ thể vài ngày, thậm chí vài tháng đến lúc cơ thể cần dùng. Tuy nhiên, để có thể hấp thụ được vitamin tan trong chất béo đồng nghĩa với việc chúng ta cũng phải tiêu thụ chất béo trong chế độ ăn hàng ngày.

II. Vai trò chủ yếu của vitamin với sức khỏe

Như đã chia sẻ khi giải thích vitamin là gì, chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người. Cụ thể như sau:

  • Là thành phần quan trọng để cấu tạo nên tế bào, giúp duy trì sự sống cũng như những hoạt động của tế bào.
  • Vitamin tham gia quá tình chuyển hóa chất dinh dưỡng, biến đổi thức ăn thành năng lượng để phục vụ hoạt động sống của cơ thể.
  • Vitamin giúp hỗ trợ điều trị những bệnh lý, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Ngoài ra, vitamin còn tham gia điều hòa và tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh, hệ tim mạch.
  • Vitamin còn bảo vệ những tế bào của cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh nhờ khả năng chống lại quá trình oxy hóa. MẶt khác, với đặc tính khử độc, sửa chữa những cấu trúc bị tổn thưởng nên vitamin hỗ trợ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng, cho dì vitamin rất cần thiết đối với sức khỏe nhưng không có nghĩa là bổ sung càng nhiều vitamin thì càng tốt. Tình trạng thừa hoặc thiếu vitamin cũng gây ra những bệnh lý và tác động xấu đến sức khỏe của chúng ta.

III. Đặc điểm các nhóm vitamin

Mỗi loại vitamin sẽ có những đặc điểm vai trò riêng đối với hoạt động sống của thể. Điểu hiểu rõ hơn vitamin là gì, bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm các loại vitamin dưới đây.

1. Vitamin A

Thiếu vitamin A dễ dẫn đến những bệnh liên quan đến thị giác

Vitamin A tham gia vào rất nhiều quá trình cũng như chuỗi phản ứng của cơ thể như điều hòa cảm thụ ánh sáng ở mất, giữ vai trò và hoạt động của mô biểu bì, quá trình oxy hóa… Do đó, nếu thiếu vitamin A thì dễ dẫn đến tình trạng liên quan đến thị giác, thoái hóa, nhiễm khuẩn…

Bạn có thể bổ sung vitamin A cho cơ thể từ các loại rau củ, dầu cá, trứng, sữa… Nhu cầu vitamin A của người trưởng thành là 5.000 UI/mỗi ngày.

2. Vitamin B

Vitamin B bao gồm B1, B3, B5… rất cần thiết cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể

Vitamin B bao gồm nhiều loại khác nhau như B1, B3, B12, B5, B6, B7, B9. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Điều này được hiểu là vitamin giúp giải phóng năng lượng khi cơ thể cần.

Bạn có thể bổ sung vitamin B cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như hạt ngũ cốc, hải sản, trứng, các sản phẩm từ sữa… Mỗi loại vitamin nhóm B đều có những tác dụng riêng đối với sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Vitamin B1 còn có tác dụng chống oxy hóa hiệt quả, nên nếu cơ thể thiếu loại vitamin này thì dễ bị rối loạn cảm giác chân tay, suy giảm trí nhớ. Vitamin B1 có nhiều trong ngũ cốc, lòng đỏ trứng, gạo nấu…
  • Vitamin B2 trong nhóm vitamin là gì? Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu. Nếu thiếu vitamin B2 dễ xảy ra tình trạng rối loạn thị giác, rụng tác, viêm miệng, tiêu hóa kém. Loại vitamin này có nhiều trong bông cải xanh, cá, sữa chua…
  • Vitamin B3 tham gia vào quá trình tổng hợp hormone tình dục, giúp bài tiết mật, điều chỉnh lượng cholesterol xấu trong máu, tăng cường tuần hoàn máu, dịch tiêu hòa và một số bệnh lý liên quan. Nếu thiếu hụt vitamin B3 có thể dẫn đến trầm cảm, trí nhớ kém. Bạn có thể bổ sung vitamin B3 trong các loại thực phẩm như phô mai, khoai tây, gan bò, bột bắp…

3. Vitamin C

Cơ thể chúng ta cần được bổ sung vitamin C hàng ngày

Vitamin C tham gia vào quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, chúng đóng vai trò là chất vận chuyển hydro. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp duy trì hoạt động của tế bào mô sụn, xương, răng… Vì thế, nếu bổ sung thiếu vitamin C sẽ gây ra tình trạng chảy máu chân răng, cháy máu nội tạng…

Theo khuyến cáo, vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả tươi… Đối với người trưởng thành cần bổ sung khoảng 80-100mg/mỗi ngày. Còn đối với những người hoạt động mạnh, sống ở vùng lạnh thì cần bổ sung nhiều hơn, khoảng 120 -150mg/ngày.

4. Vitamin D

Thiếu vitamin D dễ dẫn đến còi xương, chậm phát triển

Vitamin D có liên quan đến quá trình hấp thu canxi và phospho ở trong ruột, giúp xương chắc khỏe. Do đó, nếu thiếu hụt vitamin D thì dẫn đến tình trạng còi xương, mềm xương, loãng xương…

Loại vitamin này có nhiều trong gan cá, bơ, lòng đỏ trứng… Theo khuyến cáo, cơ thể cần bổ sung 400UI vitamin D/ngày.

5. Vitamin E

Vitamin E có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản

Vitamin E có vai trò điều hòa sinh sản, chống oxy hóa mạnh. Vậy nên, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin E sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, quá trình tạo phôi và quá trình tổng hợp hồng cầu cũng như máu. Bên cạnh đó, thiếu vitamin còn khiến rối loạn thận kinh và dẫn đến mất kiểm soát cử động, nói lắp.

Mỗi ngày cơ thể cần bổ sung khoảng 10 -30mg vitamin E. Loại vitamin này có nhiều trong lòng đỏ trứng, các loại dầu thực vật, quả bơ…

6. Vitamin K

Vitamin K cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo xương

Cùng với vitamin D, vitamin K cũng có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành, tái tạo xương. Bên cạnh đó, đây cũng là loại dưỡng chất tham gia quá tình cân bằng nội môi trong máu, kiểm soát quá trình đông máu. Vì thế, nêu thiếu vitamin K thì có thể gây chảy máu dưới da, máu khó đông.

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn mỗi ngày cần phải cung cấp cho cơ thể dưới 1mg vitamin K đối với người lớn và 10 – 15mg vitamin K đối với trẻ em.

Nhìn chung, vitamin có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Do đó, mỗi người cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết cho cơ thể. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được vitamin là gì, cũng như biết biết cách bổ sung vitamin cho cơ thể, không để thiếu hụt hay dư thừa bất kỳ loại vitamin nào.