Thông thường trong phiếu kết quả xét nghiệm máu, các bạn sẽ thấy bác sĩ thường ghi A Rh (+), trong đó A là thuộc nhóm máu hệ hồng cầu ABO vậy Rh (+) là gì? Nhóm máu Rh có những đặc điểm khác biệt gì so với hệ nhóm máu ABO? Hãy cùng backyardjungle.org chúng tôi đi tìm hiểu nhóm máu Rh là gì qua bài viết dưới đây nhé.
I. Hệ thống nhóm máu Rh?
Ngoài hệ thống nhóm máu ABO thì nhóm máu còn được phân theo nhóm Rh hay còn gọi là yếu tố Rhesus. Vậy nhóm máu Rh là gì? Đây là hệ thống nhóm máu gồm gần 50 loại kháng nguyên trên bề mặt tế bào hồng cầu, trong đó có 5 loại kháng nguyên quan trọng là D, C, c, E và e.
Trong hệ nhóm máy Rh, kháng nguyên D được xem là kháng nguyên quan trọng nhất vì nó có tính miễn dịch cao. Những người có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu được gọi là nhóm máu Rh (+) và ngược lại, nếu như không có kháng nguyên D thì nhóm máu là Rh (-).
Hiện tại ở Việt Nam, những người mang nhóm máu Rh (-) chiếm tỉ lệ rất thấp, khoảng 0,04% – 0,07%.
II. Ý nghĩa của việc xét nghiệm nhóm máu Rh
Thông thường những trường hợp nhóm máu Rh (-) chiếm tỷ lệ phổ biến hơn so với những trường hợp nhóm máu Rh (+). Chính vì thế mà nhóm máu Rh (-) được xem là trường hợp rất hiếm.
Việc xác định kết quả xét nghiệm nhóm máu Rh có vai trò rất quan trọng trong việc truyền máu. Ví dụ người mang trong mình nhóm máu Rh (-) chỉ có thể nhận được máu từ những người có cùng nhóm máu Rh (-). Nếu người có xét nghiệm máu Rh (+) có thể nhận được máu từ người có Rh (-) hoặc người có Rh (+) đều được.
Chính vì thế, mục đích của việc xét nghiệm nhóm máu Rh để đánh giá sự có mặt của kháng nguyên D trên bề mặt tế bào hồng cầu có trong máu. Điều này có ý nghĩa rất đặc biệt và quan trong trọng trong các truyền máu và bất đồng nhóm máu mẹ con hệ Rh.
1. Trong truyền máu
Việc xét nghiệm máu được chỉ định trước khi truyền máu hoặc truyền các phế phẩm sinh học của máu vào cơ thể của người nhận. Người có nhóm máu Rh (-) chỉ nhận được máu của những người thuộc cùng nhóm máu Rh (-).
Trường hợp người thuộc nhóm máu Rh (-) được truyền máu Rh (+) sẽ gây ra những phản ứng sốc, tan máu và đặc biệt có nguy cơ tử vong rất cao do sự không hòa hợp về kháng nguyên D giữa người nhận và người cho.
2. Trong dự phòng bệnh tán huyết ở trẻ nhỏ
Trong sản khoa, nếu người mẹ có nhóm máu Rh (-) nhưng bố lại có nhóm máu Rh (+) thì khả năng bào thai sẽ mang nhóm máu Rh (-), hậu quả là cơ thể của người mẹ sẽ sinh ra những kháng thể phá hủy hồng của của thai nhi.
Tuy nhiên nếu đây là trường hợp mang thai lần đầu của người mẹ thì sẽ ít để lại những tai biến trầm trong cho bào thai. Nhưng nếu gặp lại ở lần mang thai tiếp theo thì đứa bé vẫn mang nhóm máu Rh (-) thì khả năng anti – D sẽ truyền từ mẹ sang con qua đường nhau thai và làm ngưng kết hồng cầu hay còn gọi là tan máu và tiêu hủy tế bào hồng cầu của đứa bé. Hiện tượng này gọi là bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con.
Kết quả của tình trạng này sẽ dẫn đến một số bệnh lý của trẻ ngay từ khi mới chào đời như thiểu năng trí tuệ, vàng da hoặc có thể xảy ra tình trạng sinh non, sảy thai hay chết lưu khi bé vẫn còn đang trong bụng người mẹ.
Để giảm thiểu những tai biến nguy hiểm của tình trạng bất đồng nhóm máu Rh, vẫn có nhiều biện pháp giúp kiểm soát được tình trạng này. Trên thực tế vẫn có một số người có nhóm máu hiếm Rh (-) vẫn có thể sinh con một cách an toàn là thuận lợi.
Cụ thể, các thành viên trong gia đình cần phải biết cách chăm sóc sức khỏe của bạn thân và tự nguyện đi xét nghiệm nhóm máu Rh để biết được mình nhóm máu gì. Từ đó có thể gặp bác sĩ có chuyên môn để tư vấn và loại bỏ nhưng khả năng xấu có trong vấn đề truyền máu và sinh con.
Đặc biệt đối với những người phụ nữ có nhóm máu Rh (-) càng phải lưu ý nhiều hơn về vấn đề này trong việc truyền máu và nhận máu trong suốt quá trình mang thai và thời gian sinh con.
Việc xét nghiệm nhóm máu Rh là một trong những xét nghiệm cơ bản và cần thiết mà bất cứ ai cũng nên làm, kể cả phụ nữ mang thai, chưa mang thai hay đàn ông cũng cần phải thực hiện để xác định được nhóm máu của mình là nhóm Rh (-) hay Rh (+). Nếu phát hiện được mình thuộc nhóm máu hiếm thì cần báo lại với bác sĩ trong trường hợp có truyền hay nhận máu với người khác. Phụ nữ mang thai và chồng nên xét nghiệm máu Rh để hạn chế được hiện tượng bất đồng nhóm máu Rh mẹ con gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe của bé.
III. Những biến chứng có thể gặp của tình trạng Rh khi không tương thích
Trong một vài trường hợp nếu bị ảnh hưởng của tình trạng bất đồng yếu tố Rh không được ngăn chặn, các biến chứng có thể xảy ra. Vậy các biến chứng của nhóm máu Rh là gì?
- Các biến chứng thai kỳ sớm như có thai ngoài tử cung, sẩy thai hoặc buộc người mẹ phải bỏ thai
- Tổn thương vùng dạ dày, chảy máu khi mang thai
- Co giật, suy tim
- Thiếu máu, vàng da nhân não
- Cơ thể bị sưng phồng do tích tụ chất lỏng
- Gặp các vấn đề về chứng năng tinh thần, thính giác, chuyển động và kỹ năng nói.
IV. Bất đồng nhóm máu Rh có thể ngăn chặn được không?
Tình trạng bất đồng nhóm máu Rh có thể phòng ngừa được. Trường hợp bạn đang mang thai và sở hữu yếu tố Rh (-) thì hãy thông báo cho bác sĩ để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt. Trong trường hợp nhóm máu của người bố là Rh (-) hoặc không rõ, việc thực hiện điều trị dự phòng bằng Globulin miễn dịch sẽ ngăn chặn được một số ảnh hưởng nghiêm trọng.
Với những thông tin chúng tôi chia sẻ bên trên đã trả lời cho câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc nhóm máu Rh là gì và những điều cần biết về nhóm máu này. Hy vọng những kiến thức này giúp ích cho các bạn trong cuộc sống.