IP tĩnh là gì? Ưu, nhược điểm và những kiến thức cần biết về IP tĩnh

IP tĩnh là gì? Ưu, nhược điểm và những kiến thức cần biết về IP tĩnh

Hiện nay có khá nhiều loại địa chỉ IP khác nhau và mối loại sẽ có những ưu điểm, hạn chế và nhiệm vụ riêng. Ngày hôm nay, Backyardjungle.org sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về IP tĩnh là gì cùng những ưu, nhược điểm và những kiến thức cần biết về IP tĩnh.

I. IP tĩnh là gì?

1. IP là gì?

IP là từ viết tắt của Internet Protocol, có thể hiểu rằng đây là giao thức liên hệ thông qua hệ thống mạng hay còn được gọi là giao thức Internet, tương tự địa chỉ nhà của bạn. Nó sẽ chứa các thông tin cần thiết để các thiết bị mạng có thể giao tiếp với nhau.

IP được phân làm các loại sau: IP Private – địa chỉ IP riêng tư, IP Public – địa chỉ IP công cộng, Static IP – địa chỉ IP tĩnh và Dynamic IP – địa chỉ IP động.

2. IP tĩnh là gì?

IP tĩnhđịa chỉ IP cố định được dành riêng cho một người, hoặc nhóm người sử dụng mà thiết bị kết nối đến Internet của họ luôn luôn được đặt một địa chỉ IP. Loại IP này có cấu hình thủ công và không thay đổi theo thời gian, khác với địa chỉ thông qua máy chủ DHCP. Loại IP này sẽ trái ngược hoàn toàn so với IP động (có thể thay đổi).

Hiện tại các thiết bị như router, điện thoại, máy tính bàn, laptop đều có cấu hình để sở hữu IP tĩnh.

IP tĩnh là địa chỉ IP cố định
IP tĩnh là địa chỉ IP cố định

II. Ưu và nhược điểm của IP tĩnh

1. Ưu điểm của IP tĩnh

  • Công ty có thể sử dụng máy fax, quan sát camera từ bên ngoài khi có IP tĩnh.
  • Địa chỉ IP tĩnh còn giúp làm tăng tốc độ truy cập web và download file torrent.
  • Địa chỉ IP tĩnh sẽ giúp kết nối Internet nhanh chóng mà không cần phải cấp lại địa chỉ IP mới nữa.
  • Một số dịch vụ và game cần đòi hỏi địa chỉ IP tĩnh. Nghĩa là địa chỉ IP cố định không thay đổi, cho dù có khởi động lại model.
  • Địa chỉ IP tĩnh thực chất là để liên lạc ổn định với máy tính nằm trong hệ thống mạng nội bộ. Chẳng hạn như công ty sử dụng thiết bị máy in qua mạng với địa chỉ IP tĩnh.
Địa chỉ IP tĩnh sẽ giúp kết nối Internet nhanh chóng
Địa chỉ IP tĩnh sẽ giúp kết nối Internet nhanh chóng

2. Nhược điểm của IP tĩnh

Mặc dù có rất nhiều lợi ích nhưng IP tĩnh vẫn có vài nhược điểm nhất định:

  • Bất lợi đầu tiên mà IP tĩnh gặp phải đó là bạn phải cấu hình các thiết bị thủ công. Máy chủ và các truy cập từ xa buộc bạn phải thiết lập đúng IP và router để giao tiếp với địa chỉ đó. Trong khi đó, đối với IP động thì chỉ cần cắm router và nó sẽ đưa ra IP động qua DHCP.
  • Nhược điểm thứ hai là bảo mật của IP tĩnh sẽ không bằng IP động. Vì nó không bao giờ thay đổi nên các tin tặc có thời gian để tìm ra các lỗ hổng dễ dàng hơn. Đối với IP động thay đổi liên tục sẽ làm khó tin tặc.
  • Ngoài ra, nếu bạn gán thiết bị của mình với địa chỉ IP, giả sử 192.168.1.110. Nhưng sau đó bạn chuyển đến một mạng khác chỉ cung cấp các địa chỉ 10.X.X.X, bạn sẽ không thể kết nối với IP tĩnh của mình. Thay vào đó bạn sẽ phải cấu hình lại thiết bị để sử dụng DHCP. Hoặc chọn một IP tĩnh khác hoạt động với mạng mới đó.

III. Cách cài đặt IP tĩnh trong Windows

Thông thường mọi máy tính sẽ để địa chỉ ip tự động tuy nhiên ở một số trường hợp nào đó, máy tính của bạn cần phải được cài đặt địa chỉ IP tĩnh. Bạn có thể cài IP tĩnh theo hướng dẫn chi tiết như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần mở thư mục Network and Sharing Center trong máy tính. Có 2 cách để mở thư mục Network and Sharing Center:

  • Cách 1: Chọn biểu tượng Network  trên màn hình máy tính, chọn Properties.
  • Cách 2: Vào biểu tượng Network rồi nhấn chuột phải, sau đó có 1 cửa sổ hiện lên, bạn chọn Open Network and Sharing Center. 

Bước 2: Chọn Local Area Connection sau khi cửa sổ mới xuất hiện.

Bước 3: Trong cửa sổ Local Area Connection Status, chọn Properties

Bước 4: Vào Internet Protocol Version 4 (TCP/Ipv4) chọn tiếp Properties.

Bước 5: Click chuột vào lựa chọn Use the following IP Address, rồi sau đó nhập dãy số như ảnh sau:

Nhập dãy số như trong ảnh
Nhập dãy số như trong ảnh

Lưu ý: Bạn có thể nhập địa chỉ IP số khác hình trên nhưng giá trị chỉ được nằm trong khoảng 1 đến 254.

Bước 6: Để hoàn thành cài đặt bạn chọn OK. 

IV. Cách Fake IP tĩnh với DNS Service động

Sử dụng một địa chỉ IP tĩnh cho mạng gia đình sẽ khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn so với việc nhận một địa chỉ IP động thông thường. Thay vì trả tiền cho một địa chỉ tĩnh, bạn có thể sử dụng DNS Service động.

DNS Service động cho phép bạn liên kết địa chỉ IP động, thay đổi của mình với tên máy chủ không thay đổi. Dịch vụ này hơi giống với việc sở hữu địa chỉ IP tĩnh của riêng bạn, nhưng không mất thêm chi phí như những gì bạn đang trả cho IP động.

No-IP là một ví dụ về DNS Service động miễn phí. Bạn chỉ cần tải xuống ứng dụng cập nhật DNS, luôn chuyển hướng tên máy chủ mà bạn chọn để liên kết với địa chỉ IP hiện tại của bạn. Điều này có nghĩa là nếu bạn có địa chỉ IP động, bạn vẫn có thể truy cập mạng của mình bằng cùng một tên máy chủ.

Một DNS Service động rất hữu ích nếu bạn cần truy cập vào mạng gia đình của mình thông qua một chương trình truy cập từ xa nhưng không muốn chi trả quá nhiều tiền cho một địa chỉ IP tĩnh. Tương tự, bạn có thể lưu trữ trang web của riêng bạn tại nhà và sử dụng DNS động để đảm bảo khách truy cập của bạn luôn có quyền truy cập vào trang web đó.

ChangeIP.comDNSdynamic.org là hai DNS Service động miễn phí bạn có thể xem xét.

Với những thông tin chi tiết và đầy đủ trên bạn đã hiểu IP tĩnh là gì rồi chứ? Nếu còn có thêm câu hỏi hay thắc mắc gì bạn hãy để lại bình luận và chúng mình sẽ tiến hành giải đáp.